Sóc bay Côn Đảo

Thứ ba, 24/12/2013, 14:58 GMT+7
10283 xem
Chia sẻ:

Sóc bay Côn Đảo

Ngày 9 tháng 11 năm 2006, công nhân của dự án Sở Rẫy đã tình cờ bắt được một con sóc bay Côn Đảo (Hylopetes lepidu) vào khu dự án kiếm ăn.

Ngày 9 tháng 11 năm 2006, công nhân của dự án Sở Rẫy đã tình cờ bắt được một con sóc bay Côn Đảo (Hylopetes  lepidu) vào khu dự án kiếm ăn. Đây là một loại động vật đặc hữu, quí hiếm rất khó bắt gặp trong rừng Côn Đảo mà ngay cả nhiều người dân địa phương sống lâu đời ở đây cũng chưa gặp được, Loài động vật này có tập tính hoạt động kiếm ăn vào ban đêm, còn ban ngày thì chúng ngủ ở các hốc cây. Một nét đặc trưng của loài này là sự di chuyển của chúng từ cây này sang cây khác bằng cách thả mình từ trên cao xuống và dùng màng da được kéo dài từ chi trước ra chi sau như một đôi cánh để lượn từ cây này sang cây khác, chính vì vậy  mà nó có tên là sóc bay. Đặc biệt hơn loài sóc bay này lần đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện tại Côn Đảo nên chúng được gọi là sóc bay Côn Đảo.
Tại Côn Đảo có 3 loài trong họ sóc bay – Petauristidae:
1. Sóc bay Côn Đảo có tên khoa học là  Hylopetes lepidu
2. Sóc bay bé có tên khoa học là Hylopetes. saspadiceus
3. Sóc bay lông tai có tên khoa học là  Belomys pearsoni

Trong đó sóc bay Côn Đảo và sóc bay bé là 2 loài nằm trong danh lục II B của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ.

Người viết tin: Vũ Văn Thùy

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc