Hiện trạng và giải pháp phục hồi san hô bị tẩy trắng tại Côn Đảo

Thứ hai, 10/06/2024, 16:27 GMT+7
477 xem
Chia sẻ:

Vừa qua, Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo phối hợp cùng Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam khảo sát thực tế hiện trạng san hô vùng biển Côn Đảo bị tẩy trắng diện rộng. Tuy nhiên khu vực phía Đông đảo Côn Sơn bị tẩy trắng nhiều hơn so với khu vực phía Tây đảo. San hô vùng biển Côn Đảo bị tẩy trắng do nhiệt độ nước biển tăng cao.

Kết quả khảo sát đúng thời điểm giúp các nhà quản lý và nhà khoa học có cơ sở khoa học về diễn biến cũng như thiệt hai do hiện tượng tẩy trắng gây ra. Đoàn khảo sát đánh giá độ phủ san hô và các hợp phần đáy được thực hiện theo phương pháp điểm chạm reefcheck. Thu thập số liệu trên hai đới độ sâu 2-5m và 6-12m. Các chỉ tiêu đánh giá chủ yếu là độ phủ san hô cứng, san hô mềm, San hô bị tẩy trắng đến giống, san hô mới chết, hải miên, Đá, Cát và sinh vật khác.

z5526939707781_aa8e0234d92d86e96c29c0bd65771e39_1

Hình 1: Vị trí khảo sát hiện tượng san hô bị tẩy trắng tại Vườn Quốc Gia Côn Đảo

Thông qua khảo sát chi tiết hiện trạng san hô bị tẩy trắng tại 8 trạm rạn quanh đảo Côn Sơn cho thấy, các trạm rạn phía Đông Nam đảo Côn Sơn tỷ lệ san hô bị tẩy trắng cao hơn nhiều so với các trạm rạn phía Tây Bắc của đảo. San hô bị tẩy trắng trên cả hai đới mặt bằng rạn và sườn dốc rạn. Nhiệt độ nước biển đến độ sâu đến 20m duy trì ở mức 32 độ C

z5526939092403_1e5aab00b9b0bf58b5bc4610b797254e

Hình 2: Nhiệt độ nước biển xung quanh Hòn Tài-Côn Đảo ở độ sâu 8,6 m và
14,2m đều 32oC

Khu vực các trạm rạn phía đông của đảo như Đầm Tre, Hòn Cau, Hòn Tài và Cực Gà san hô bị tẩy trắng từ 80-100% số lượng san hô trên rạn. Ghi nhận khoảng 15-20% san hô mới chết (đã mất polyp và bắt đầu phủ rong ngã màu vàng nhạt). Toàn bộ các giống san hô phổ biến trên rạn như Acropora, Porites, Montipora, Pachyseris, Pavona, Echinopora, Echinophyllia, Pectinia, Fungia, Ctenactis đều bị tẩy trắng. San hô mềm bị tẩy trắng toàn bộ.

Đối với khu vực phía Tây của đảo Côn Sơn như Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ, Bãi Ông Cường và Bãi Ông Đụng san hô bị tẩy trắng khoảng 60-70% số lượng san hô trên rạn. San hô mới chết chiếm khoảng 10% trên rạn. Các giống san hô bị tẩy trắng nhiều nhất trên rạn khu vực phía tây đảo là Montipora, Porites, Fungia và Pachyseris. Đối với giống san hô Acropora dạng cành và bàn ít bị tẩy trắng hơn so với các giống nên trên. Trong các trạm phía Tây đảo, khu vực rạn san hô Bãi Ông Cường bị tác động bởi sao biển gai và trầm tích lắng đọng trên rạn nhiều.

z5526937757713_d111244999bccadcc4f25e1d186e1588

Hình ảnh 3: Các giống san hô phổ biến bị tẩy trắng

Ngoài ra, trong quá trình khảo sát ghi nhận có sự hiện diện của sao biển gai tại khu vực Hòn Cau, Hòn Tài và Ông Cường. Bên cạnh đó Trai tai tượng cũng bị tác động bởi nhiệt độ nước biển cao làm mất màu ở phần mô hữu cơ

z5526938429618_24c72f24ef920322581eedb9349df862

Hình ảnh 3: Các giống san hô phổ biến bị tẩy trắng

Hiện tượng san hô tẩy trắng tại Côn Đảo là do sự gia tăng nhiệt độ nước biển trên 30 độ C. Đây là tai biến thiên nhiên đã được Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) dự báo sảy ra trên quy mô toàn cầu trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Trong đó, khu vực biển miền Nam Việt Nam nói chung và vùng biển Côn Đảo nói riêng được được dự báo diễn ra hiện tượng tẩy trắng từ ngày 10/5 đến hết ngày 20/6 (thời điểm dự báo tháng 4/2024). Nhiệt độ nước biển tầng mặt đã vượt ngưỡng 30 độ C từ giữa tháng 4 và đạt giá trị cao 32 độ C tại thời điểm khảo sát.

z5526943052574_cf3bdf08746b50fa60cb32657d0aade4

Hình 5: Biểu đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt và cấp độ dự báo tẩy trắng đến ngày 5/6/2024

Qua chuỗi số liệu thực tế khai thác từ hệ thống cảnh báo tẩy trắng của Coral reef watch (CRW) từ ngày 10/5 vùng biển Côn Đảo đã trong tình trạng cảnh báo tẩy trắng nhẹ (Cấp độ Warming), đến ngày 20/5 tình trạng tẩy trắng đã nâng lên tẩy trắng cấp độ 1 (cao), đến ngày 31/5 đến 2/6 khu vực vùng biển Côn Đảo đã tiệm cận mức độ tẩy trắng cấp độ 2 (rất cao). Qua các ghi nhận từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và thực tế khảo sát cho thấy, san hô Côn Đảo đã bắt đầu tẩy trắng từ giữa tháng 5, thời gian thực địa khảo sát từ 2-5/6/2024 là thời gian diễn ra tẩy trẳng đỉnh điểm nhất.

z5526942283608_edf99e65ab7a9a5849f0b9532b8fe752    z5526942091537_252fbf371b74e9c6e14d9f1eaee71daa

   Ngày 10/5/2024 (Tẩy trắng nhẹ - Warming)          Ngày 20/5/2024 (Tẩy trắng cấp 1 – nguy cơ cao)   

 z5526943390817_90ebdbf52f164eef16775cec83e7ce94      z5526943511561_ccb94f84560074c563e4eef6f1860a8e

  Ngày 31/5/2024  (Tẩy trắng cấp 1 – nguy cơ cao)    Ngày 02/6/2024(Tẩy trắng cấp 2 – nguy cơ rất cao)

Theo dự báo của NOAA vào ngày 5/6/2024 hiện tượng tẩy trắng san hô ở vùng Côn Đảo vẫn tiếp tục diễn ra đến thời điểm 9/6/2024 với cấp độ 1 (đã giảm nhẹ). Đến 16/6/2024 cấp độ tẩy trắng đã xuống mức Watch (mức độ ít bị tẩy trắng nhưng cần quan sát thêm).

Thạc sỹ Thái Minh Quang, Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, hiện tượng san hô tẩy trắng trên diện rộng là hậu quả của việc nhiệt độ nước biển gia tăng bất thường vượt ngưỡng 30 độ C, dẫn đến tảo cộng sinh trong san hô rời khỏi cơ thể san hô, làm cho khung xương san hô bị mất màu. Việc đánh giá tình trạng san hô trước, trong và sau khi bị tẩy trắng vô cùng quan trọng đối với việc quản lý rạn san hô.

Thạc sỹ Thái Minh Quang đề xuất, để xác định khoảng thời gian diễn ra tẩy trắng tại Côn Đảo, Vườn Quốc gia Côn Đảo cần thu thập số liệu nhiệt độ và độ mặn nước biển của các tháng từ tháng 4 đến tháng 6 ở các trạm quan trắc cũng như trạm đo khí tượng thủy văn quanh đảo để xác định san hô vùng biển Côn Đảo bị tẩy trắng do nhiệt độ nước biển tăng cao và liệu có bị ảnh hưởng của nước ngọt trong thời gian mùa mưa tại Côn Đảo. Căn cứ theo thời gian dự báo về mức độ tẩy trắng của NOAA, hiện tượng tẩy trắng sẽ giảm dần cấp độ kể từ sau ngày 9/6. Việc đánh giá lại tại 8 trạm rạn nêu trên sau 1 tháng (từ sau 15/7/2024) là cần tiết để đánh giá sự thay đổi độ phủ của san hô sống trên rạn, và san hô mới chết, từ đó tính toán tỷ lệ độ phủ san hô bị chết do ảnh hưởng của hiện tượng tẩy trắng, và xem xét khả năng phục hồi của san hô trên rạn. Cần xây dựng chương trình giám sát rạn san hô định kỳ hằng năm về độ phủ các hợp phần đáy, mật độ cá rạn, mật độ động vật đáy kích thước lớn, các mối tác động. Chương trình cần thực hiện như nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị và thực hiện trong thời gian dài.

Hiện tượng san hô tẩy trắng trong lịch sử đã diễn ra trên quy mô toàn cầu trong các năm 1998, 2010, 2016. Tuy nhiên tại khu vực Việt Nam nói chung và Côn Đảo nói riêng hiện tượng tẩy trắng đã được ghi nhận trong các năm 1998, 2000, 2002, 2010, 2016, 2019. Điều này chứng tỏ khu vực phía nam Việt Nam trong 20 năm trở lại đây hiện tượng này xảy ra thường xuyên và tần xuất dày đặc.

Ông Nguyễn Khắc Pho, Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo cho biết, với diễn biến mới nhất được cập nhật sau chuyến khảo sát cùng đoàn của Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, về phía Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo kiến nghị cần phải khảo sát, đánh giá lại lần hai các rạn san hô để có cơ sở đánh giá mức độ tác động và khả năng phục hồi của rạn san hô do biến cố tẩy trắng, trên cơ sở đó đề xuất các phương án phục hồi phù hợp. Các chương trình phục hồi san hô hiện nay dự kiến thực hiện trong tháng 7 cần hoãn lại vì san hô trên rạn mới bị tẩy trắng, khả năng phục hồi còn yếu, việc tách mảnh tập đoàn san hô bố mẹ để lấy giống phục hồi sẽ làm tập đoàn bố mẹ bị suy yếu, tỷ lệ sống của các mảnh san hô phục hồi sẽ rất thấp.

Ngoài ra, trong thời gian 3 tháng sau khi tẩy trắng, cần giảm tải các hoạt động phát triển kinh tế xã hội như khai thác thủy sản, dịch vụ du lịch bơi ngắm, xả thải từ đất liền tại các vùng rạn quan trọng trong các phân khu chức năng bảo tồn biển của Vườn Quốc gia Côn Đảo. Thực hiện thu gom sao biển gai. Xây dựng kế hoạch phục hồi rạn san hô tại các vùng rạn bị tác động nặng.

Trước đó, ngày 30/5, thông tin từ Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo cho biết đã tổ chức khảo sát thực tế các rạn san hô vùng biển: Vịnh Côn Sơn, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Cau, Vịnh Đầm Tre, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Tre Lớn, Ông Đụng, Hòn Bà, Hòn Tài và Hòn Trứng. Qua khảo sát thực tế cho biết diện tích san hô chết, bị tẩy trắng khá lớn tại các đảo vì hiện tượng El Nino khiến nước biển tầng đáy nóng lên trong tháng Tư, tháng Năm.

  Tin bài - Thảo Vy

    

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc