Côn Đảo - quần đảo nhỏ nằm ở vùng biển Đông Nam của Tổ quốc không chỉ nổi tiếng với hệ thống nhà tù “địa ngục trần gian” tồn tại 113 năm thời chế độ cũ. Đến Côn Đảo, một trong những điều khiến bạn ấn tượng nhất là vùng biển đẹp, thơ mộng và có hệ sinh thái phong phú, đa dạng hiếm có trên thế giới.
Để bảo tồn đa dạng sinh học tại quần đảo này năm 1984 Chính phủ đã thành lập khu rừng cấm Côn Đảo ( nay là Vườn quốc gia Côn Đảo) với diện tích gần 20.000 ha trong đó: Diện tích rừng trên các đảo gấn 6.000 ha, diện tích vùng bảo vệ đa dạng sinh học biển 14.000 ha và vùng đệm trên biển bao quanh vùng đa dạng sinh học biển có diện tích 20.500 ha.
Về sự phân bố đa dạng sinh học biển ở Côn Đảo, ông Trần Đình Huệ, phó giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo cho chúng tôi biết: « Vùng triều (gồm bãi biển và bãi triều) được hình thành ở các nơi lõm của bờ biển, toàn quần đảo có 24 bãi, nhìn chung ở tất cả các đảo đều có, nhưng bãi biển và bãi triều lớn thì tập trung ở hòn Côn Sơn, bãi rộng nhất nằm ở Vịnh Côn Sơn đạt đến 1,5 km. Vùng triều được tạo thành bởi cát nhỏ, các mảnh vụn san hô, thân mềm, lác đác còn các đám san hô sống phát triển.Khu vực Vịnh Côn Sơn : Địa hình đáy biển khá phức tạp, Độ sâu trung bình Vịnh khoảng 10m, chỗ sâu nhất đạt 45m (giữa mũi Tàu Bể và Hòn Bảy Cạnh). Phần gần bờ khu vực Cầu Tàu có nhiều mỏm đá ngầm. Chạy dài qua giữa Vịnh là một trũng sâu nối dài từ Mũi Tàu Bể đến Mũi Cá Mập, Độ sâu đạt từ 11 đến 45m, Độ sâu trung bình khoảng 13-14m. Phía trong vũng sâu này đáy biển hơi nghiêng. Đáy biển được phủ chủ yếu bởi trầm tích cát, đôi chỗ có bùn hoặc lộ đá gù . Ở đây có san hô và cỏ biển phát triển.
Vùng biển Côn Đảo được đưa vào danh sách “các vùng được ưu tiên bảo vệ cao nhất” trong hệ thống các vùng bảo vệ biển của ngân hàng thế giới.
Theo Viện Hải Dương Học Nha Trang và Hải Phòng thì vùng biển Côn Đảo có sự giàu có về mật độ và phong phú về loài sinh vật bậc nhất Việt Nam, nhiều rạn san hô còn mang tính nguyên thủy cao, các cuộc khảo sát về sinh vật biển gần đây các chuyên gia hàng đầu thế giới về chuyên ngành luôn tìm ra các loài sinh vật mới cho thế giới và Việt Nam. Nằm trên vùng giao lưu của 2 luồng hải lưu ấm từ phía Nam lên, lạnh từ phía Bắc xuống cho nên có sự đa dạng và phong phú về số lượng và trữ lượng tài nguyên sinh vật biển.Vùng biển của Vườn quốc gia Côn Đảo còn tương đối tính nguyên vẹn về phân bố, cấu trúc của thành phần sinh vật biển như Rạn San Hô, thảm Cỏ Biển, Rong biển, thân mềm, bò sát biển, thú biển, sự phân bố của các loài cá ở 3 tầng mặt, giữa và đáy biển.
Hệ sinh thái rạn san hô có diện tích khoảng 1.000 ha, phân bố xung quanh các đảo có độ sâu thường gặp từ 1 - 30 mét nước.
Hệ sinh thái san hô phát triển rất mạnh ở vùng bao quanh Vườn Quốc gia Côn Đảo, với 342 loài, 61 giống, 17 họ. Có thể nói thành phần loài khu hệ san hô Côn Đảo phong phú và đa dạng vào loại nhất, nhì của Việt
Chương trình bảo vệ Rùa Côn Đảo
Diện tích rừng ngặp mặn ở Côn Đảo có diện tích 30 ha . Ngoài chức năng phòng hộ, bảo vê môi trường. Rừng ngập mặn Côn Đảo cũng là nơi ương nuôi, sinh cảnh kiếm và cung cấp nguồn giống của nhiều loài hải sản quan trọng cho các khu vực biển của miền Nam Việt Nam và của các khu vực biển khác nằm trong vùng biển Đông Nam Á đồng thời cũng là sinh cảnh của nhiều loài sinh vật biển quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu như các loài Rùa biển: Rùa xanh, Đồi Mồi, tôm Hùm, Cua và một số loài hải sản có giá trị khác
Đặc biệt, ở đây còn có một số quần thể sinh vật đặc hữu, quý, hiếm có giá về nghiên cứu khoa học, trị kinh tế và môi trường được ghi vào sách đỏ của tổ chức bảo tồn thiên nhiên của thế giới (IUCN). Kết quả nghiên cứu đã thống kê được ở thủy vực Côn Đảo có 44 loài là nguồn gien cực ký quý hiếm của biển Việt Nam đã được đưa vào sách đỏ bao gồm : 2 loài rong, 2 loài thực vật ngập mặn, 3 loài San Hô, 12 loài thâ mềm, 1 loài giáp xác, 4 loài da gai, 7 loài cá, 7 loài bò sát, 5 loài chim và 1 loài thú.
Quần thể Dugong hay còn gọi là Bò Biển hoặc Cá Cúi là loài động vật cực kỳ quý hiếm: Chúng phân bố ở vịnh Côn Sơn và khu vực Bến Đầm. Các quần thể cá Heo và cá Voi Xanh cũng phân bố tại vùng biển Côn Đảo.Ở vùng biển Côn Đảo có 8 - 12 cá thể Dugong, đây là loài thú biển ăn thực vật lớn nhất còn tồn tại và được thế giới đặc biệt quan tâm. Ở Việt
Biển Côn Đảo có nhiều động thực vật có giá trị kinh tế cao. Nhóm có giá trị thực phẩm: có hàng trăm loài tôm, cá, da gai, thân mềm có giá trị làm thực phẩm đặc biệt là : Họ Cá Mú, Cá Hồng, Cá Trình, Họ Tôm he, họ Tôm thuyền, Họ Cua bơi, Bào ngư, các loài ( Ốc Vú nàng, Ốc Hương, Trai tai tượng ...) các loài Rùa biển, Rắn biển, các loài Rau câu...
Nhóm có giá trị dược phẩm : Hải sâm, Đẻn biển, Rắn biển, Cá ngựa, Bào ngư ...Nhóm có giá trị làm đồ mỹ nghệ, làm cảnh : Trai ngọc, Trai ngọc nữ, các loài cá, Hải quì, họ Cá Bướm, Cá Thia , cá Dìa, Đồi mồi, San hô...
Giá trị về du lịch sinh thái: Hệ sinh thái các rạn hô, cỏ biển, rừng ngập mặn và các loài hải sản khác là tài nguyên để Côn đảo phát triển các loài hình du lịch sinh thái.
Riêng quần thể rùa biển với số lượng rùa mẹ lên 14 bải đẻ hàng năm là 350 con, đây là quần thể rùa biển có số lượng rùa mẹ đẻ trứng hàng năm lớn nhất Việt Nam. Hằng năm Vườn quốc gia Côn Đảo cứu hộ và thả về biển 60.000 rừa con.
Côn Đảo còn có 2 sân chim biển (hòn Tre Nhỏ và hòn Trứng) hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8, có khoảng trên 10.000 các thể chim biển và đặc biệt là các loài nhạn biển chúng di cư về làm tổ và sinh sản.
Các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học biển Côn Đảo
Vườn quốc gia Côn Đảo được các Nhà khoa học, các Cơ quan, Tổ chức khoa học trong và ngoài nước đánh giá là Vườn có tiềm năng đa dạng sinh học cao, có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu là nơi có ý nghĩa quan trọng toàn cầu về sinh vật biển, sinh cảnh trên cạn bởi vị trí địa lý của nó. Dự thảo quy hoạch tổng thể cho các Khu Bảo tồn biển (MPA) hiện đang được xây dựng để trình lên Thủ tướng phê duyệt gồm 15 khu bảo tồn biển trong đó Côn Đảo cũng được ưu tiên đề xuất hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn còn không ít nguy cơ đe doạ đối với vẻ đẹp của biển Côn Đảo.
Sự tác động của Cơn bảo Linda vào ngày 2 tháng 11 năm 1997 đã làm ảnh hưởng xấu đến một số rạn san hô và thảm cỏ biển. Hiện tượng san hô bị tẩy trắng do nhiệt độ nước biển tăng lên đột ngột từ hiện tượng Elnino vào tháng 8 – 9 năm 1998 cũng đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rạn san hô Côn Đảo. Hiện tượng nước biển bị giảm độ mặn và độ trong vào giữa tháng 10 năm 2005 đã làm một số rạn san hô ở phía Tây – Bắc Côn Đảo bị chết.
Sức ép về gia tăng dân số, phát triển du lịch và việc khai thác không bền vững đã dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học biển. Trao đổi với phóng viên báo Quân đội nhân dân, đồng chí Trương Hoàng Phục, Phó bí thư thường trực huyện uỷ Côn Đảo cũng cho rằng: Trong quy hoạch phát triển những năm tới, phải chú ý bảo đảm một tỷ lệ, cơ cấu dân số hợp lý, nếu không sẽ phá vỡ môi trường sinh thái của Côn Đảo. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỷ thuật ở một số vùng ven bờ nhưng không có đánh giá tác động và biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đã và sẽ làm suy thoái đa dạng sinh học
Hiện nay, để bảo vệ vẻ đẹp biển Côn Đảo, tại đây đã xây dựng hệ thống bảo vệ chuyên trách gồm 11 trạm được bố trí ở các khu vực trọng yếu có đa dạng sinh học cao. Xây dựng 4 tổ quần chúng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong nhân dân. Các phương tiện bảo vệ được đầu tư như tàu, ca nô tuần tra; hệ thống thông tin liên lạc, nhà trạm…vv. Các cơ quan chức năng như Biên phòng, Bảo vệ Nguồn Lợi Thủy Sản....thường xuyên phối hợp tuần tra bảo vệ, kiểm soát. Côn Đảo cũng đã tiến hành điều tra tổng hợp sinh thái và tài nguyên sinh vật biển Vườn Quốc Gia Côn Đảo để quy hoạch phân vùng chức năng biển làm cơ sở pháp lý và khoa học cho công tác bảo tồn.
Hằng năm đều triển khai thực hiện chương trình quan trắc, giám sát đối với các rạn san hô, thảm cỏ biển và các sinh vật biển quý hiếm. Chương trình giám sát các rạn san hô tại Côn Đảo được thực hiện hàng năm (từ năm 1998 đến nay), nhằm giám sát mức độ biến động của san hô trên các địa điểm cố định (các vị trí có độ nhạy cảm với sự tác động của tự nhiên và con người trong khu vực). Từ năm 2001, Vườn quốc gia Côn Đảo đã tiến hành khoanh nuôi thử nghiệm rạn san hô ở khu vực Vịnh Côn Sơn với diện tích là 370 ha mặt nước, nhằm tạo điều kiện tốt cho san hô tự phục hồi sau cơn bão Linda năm 1997, hạn chế ở mức tối thiểu sự tác động của con người và là khu giáo dục tuyên truyền công đồng dân cư địa phương trong việc bảo tồn tài nguyên sinh vật biển.
Chương trình bảo tồn rùa biển : Từ năm 1995 đến nay, mỗi năm cứu hộ và thả về biển khoảng 60.0000 rùa con, đeo thẻ nghiên cứu đặc tính sinh thái cho khoảng 300 rùa mẹ. Đã gắn máy theo dõi đường di cư cho 4 rùa mẹ.
Thời gian qua, Vườn quốc gia Côn Đảo đã có mối quan hệ và hợp tác tốt với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước trong công tác bảo tồn biển ở Côn Đảo. Thường xuyên phối hợp cùng Viện Hải Dương Học Nha Trang, Phân Viện Hải Dương Học Hải Phòng để quan trắc, giám sát, đánh giá và đề ra các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học biển. Tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, phương tiện, kinh nghiệm của các tổ chức phi chính phủ như Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và của các cơ quan khác như cơ quan phát triển của Đan Mạch (DANIDA), cơ quan phát triển của Thụy Điển (SIDA) để thực hiện công tác bảo tồn.